Định nghĩa Tiểu_lục_địa_Ấn_Độ

Bài chi tiết: Nam Á

Thuật ngữ "tiểu lục địa Ấn Độ" và "Nam Á" thường được dùng thay thế cho nhau.[1][2][3][4][5] Do sự nhạy cảm về chính trị, một số người dùng thuật ngữ "Tiểu lục địa Nam Á",[6][7] "Tiểu lục địa Ấn-Pak",[8] "Tiểu lục địa", hoặc là "Nam Á"[9] thay cho thuật ngữ "tiểu lục địa Ấn Độ". Theo các sử gia Sugata BoseAyesha Jalal, tiểu lục địa Ấn Độ được biết đến với tên gọi Nam Á "trong thời gian gần đây và cách nói trung lập hơn." Nhà Ấn Độ học Ronald B. Inden lập luận rằng việc sử dụng thuật ngữ "Nam Á" đang trở nên rộng rãi do phân biệt rõ ràng khu vực với Đông Á;[10] một số học giả cho rằng thuật ngữ "Nam Á" được sử dụng phổ biến ở châu ÂuBắc Mỹ hơn thuật ngữ "Tiểu lục địa" hay "Tiểu lục địa Ấn Độ".[11][12]

Phạm vi

Định nghĩa về phạm vi địa lý của tiểu lục địa Ấn Độ là khác nhau. Lịch sử hình thành của toàn bộ Đại Ấn Độ, nay thường được coi là bao gồm các nước Ấn Độ, Pakistan, và Bangladesh;[13] trước năm 1947, 3 nước này về mặt lịch sử tạo thành Ấn Độ thuộc Anh. Nó hầu như luôn luôn bao gồm cả Nepal, Bhutan, và quốc đảo Sri Lanka[14] và có thể cũng bao gồm Afghanistan và quốc đảo Maldives.[1][15][16] Khu vực cũng có thể bao gồm các lãnh thổ tranh chấp như Aksai Chin, là 1 phần của tiểu vương quốc Ấn Độ thuộc Anh Jammu và Kashmir, nhưng nay do khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc quản lý.[17] 1 cuốn sách do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xuất bản năm 1959 thì Afghanistan, Sri Lanka, Ấn Độ, Nepal, và Pakistan (gồm cả Đông Pakistan, nay là Bangladesh) là những phần của "Tiểu lục địa Nam Á".[18] Khi thuật ngữ Tiểu lục địa Ấn Độ được sử dụng với ý nghĩa là Nam Á, các quốc đảo Sri Lanka và Maldives đôi khi không được liệt kê,[1] trong khi Tây Tạng và Nepal có khi lại được ghi vào[19] hoặc không.[20]